Hàn răng sâu là phương pháp điều trị răng sâu hiệu quả, giúp phục hồi hư tổn của răng, ngăn chặn các vi khuẩn, hóa chất tấn công đến men răng. Vì thế, nhiều trường hợp cần phải hàn răng để có thể ngừa được các bệnh lý liên quan tới răng miệng.
Hàn răng là gì?
Hàn răng (trám răng) là kỹ thuật dùng chất liệu hàn răng để có thể bù đắp, lấp đầy được khoảng trống trong răng do sâu răng gây ra. Sử dụng phương pháp này giúp tái tạo lại kích thước, hình dáng của răng, giúp khôi phục được chức năng ăn nhai hiệu quả.
Các loại vật liệu hàn răng sâu sử dụng hiện nay
Hàn răng là một trong những thủ thuật đơn giản, không gây đau, được áp dụng phổ biến hiện nay. Với công nghệ ngày càng phát triển, vật liệu hàn răng ngày càng nhiều hơn, giúp việc hàn răng thêm hiệu quả. Tùy vào điều kiện tài chính cũng như tình trạng răng của bệnh nhân mà sử dụng vật liệu hàn răng sẽ khác nhau. Các loại vật liệu hàn răng sử dụng phổ biến hiện nay gồm có:
Hàn răng bằng xi măng silicat
Vật liệu này xuất hiện từ rất lâu mang đến ưu điểm là dễ sử dụng, màu sắc giống với màu răng. Do là vật liệu rất ưa nước, thao tác nhanh nên thường sử dụng để hàn ở vị trí khó cách ly với nước bọt, hàn răng cho trẻ em.
Tuy nhiên, vật liệu trám răng bằng xi măng silicat này rất dễ vỡ, mòn nhanh, không có nhiều màu để lựa chọn và cả không tạo hình như mong muốn.
Hàn răng sâu bằng Amalgam
Vật liệu Amalgam được làm từ hỗn hợp phân tử kim loại như đồng, bạc, kẽm, thủy ngân…. Do đó, vật liệu này được đánh giá là dễ dùng, chịu được lực tốt nên thích hợp sử dụng để hàn chỗ có sâu răng lớn, hàn răng có chức năng ăn nhai.
Tuy nhiên, vật liệu này có tính thẩm mỹ không cao. Do đó, vật liệu thường dùng để trám ở các vị trí không nhìn thấy. Hơn nữa, Amalgam này có khả năng dẫn điện, nhiệt tốt nên khi ăn, bạn sẽ khó cảm nhận được mùi vị thức ăn.
Hàn răng bằng vật liệu Composite
Hiện nay, vật liệu Composite đang được dùng phổ biến, nhất là trong hàn răng thẩm mỹ. Bởi chúng có màu sắc tương ứng với màu răng, chịu mòn, lực rất tốt. Nhưng nếu như sử dụng vật liệu này khi hàn, bạn sẽ cảm thấy hơi ê buốt.
Hàn răng sâu bằng sứ
Sứ là vật liệu có tính cứng, màu sắc trong suốt nên thích hợp hàn ở răng cửa. Nhược điểm của loại vật liệu này là giòn, rất dễ vỡ. Do đó, bạn cần cẩn thận khi hàn vật liệu này.
Hàn răng bằng kim loại
Kim loại dùng là hợp chất vàng hoặc titan có khả năng tương thích lớn với môi trường răng miệng. Tương tự như Composite, vật liệu này chịu lực, chịu mòn rất tốt. Nhưng màu sắc lại không hợp với màu răng.
Trường hợp nào cần phải hàn răng sâu?
Thông thường, những trường hợp sau đây không điều trị hàn răng kịp thời, đúng cách sẽ gặp nhiều biến chứng, thậm chí là gây mất răng, ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Những người bị sâu răng: Vi khuẩn đục khoét sẽ khiến răng xuất hiện lỗ sâu màu đen. Nếu để lâu, lỗ đó ngày càng sâu, to hơn, chạm tới tủy hoặc lây sang răng khác.
- Những người gặp tình trạng mòn răng: Nếu như bạn đánh răng bằng bàn chải lông cứng hay đánh quá mạnh khiến cho men răng bị mòn, làm lộ ra lớp ngà răng. Do đó, răng của bạn sẽ nhạy cảm hơn, thường xuyên cảm thấy ê buốt.
- Những người gặp tình trạng răng bị chấn thương: Do gặp tai nạn khiến cho răng bị vỡ, gãy, sứt mẻ, lung lay. Chức năng ăn nhai của răng bị suy giảm.
- Khiếm khuyết thẩm mỹ răng: Răng có khiếm khuyết bẩm sinh như răng thưa, kẽ răng thưa….
Tóm lại, hàn răng sâu là phương pháp điều trị nha khoa rất đơn giản, không gây đau, giúp răng phục hồi nguyên trạng như ban đầu, giúp răng chắc khỏe, ăn nhai tốt hơn và có tính thẩm mỹ. Nếu như bạn là một trong những trường hợp trên thì hãy đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện hàn răng, ngăn ngừa biến chứng nặng sau này, đồng thời giúp tăng tính thẩm mỹ cho răng miệng.
Nha khoa Tuấn Hùng là cơ sở nha khoa đã quen thuộc với rất nhiều người. Tại đây trang bị đầy đủ thiết bị hỗ trợ, vật tư , sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi đảm bảo mang đến cho bạn dịch vụ nha khoa tốt nhất. Do đó, bạn có thể yên tâm tìm đến để thăm khám, thực hiện các thủ thuật giúp răng bền, đẹp như ý.